Những lưu ý pháp lý không thể bỏ qua khi đầu tư bất động sản

24/06/2019, 16:34 PM

Với một khoản đầu tư có giá trị lớn như bất động sản, việc chuẩn bị tốt về mặt pháp lý trước khi đầu tư rất quan trọng. Điều này giúp người mua tránh được các rủi ro và tranh chấp không mong muốn trong tương lai. Nếu bạn đang có ý định đầu tư cho một dự án bất động sản nào, hãy tham khảo ngay những lưu ý pháp lý cần thiết sau để có sự chuẩn bị tốt hơn nhé.

 

Real-estate-legal-services-penticton

 

Nắm rõ chính sách quản lý của nhà nước

 

Giá trị bất động sản thường chịu tác động bởi các chính sách pháp luật của nhà nước. Sự biến động này diễn ra thường xuyên và cần phải cập nhật liên tục. Để hạn chế những thiệt thòi không đáng có, nhà đầu tư hoặc người mua nhà đất cần nắm được các chính sách liên quan đến hạ tầng, quy hoạch, chính sách thuế, ưu đãi lãi suất… Đặc biệt là quy định tác động đến biến động giá trị của bất động sản và hoạt động mua bán trong quá trình giao dịch và thời gian sau đó.

 

Nếu nhà đầu tư không theo dõi và phân tích kỹ sự biến động trong chính sách tại thời điểm đầu tư, họ có thể phải chịu nhiều thiệt thòi khi giao dịch sang nhượng và sở hữu trong tương lai.

 

Kiểm tra thông tin quy hoạch

 

bouwvastgoed

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư cho một dự án bất động sản nào, bạn nhất định phải tiến hành kiểm tra chéo thông tin dự ấn đó từ ít nhất 2 nguồn tin. Một số nguồn đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo bao gồm: chủ đầu tư dự án, từ chính quyền, nhà môi giới, các chuyên gia tư vấn về bất động sản hay các website bán hàng, các website đối chiếu đo lường và nguồn tin từ báo chí. Ngoài ra, bạn cũng có thể trực tiếp đối chiếu thông tin từ các cơ quan phụ trách quy hoạch, cấp chứng nhận cho các sản phẩm bất động sản đó. Sau khi đối chiều nhiều nguồn tin, người mua có thể tự kết luận được tính chính xác về thông tin dự án và đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nên đầu tư hay không.

 

Thẩm định pháp lý trước khi giao dịch

 

Đa phần người mua bất động sản đều bị hạn chế về mặt pháp lý, quy trình và thủ tục mua bán nhà đất. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro sau này, người mua cần phải kiểm tra các thông tin pháp lý cần thiết thông qua các cơ quan chức năng, tra cứu thông tin trên mạng, tìm hiểu từ chính những người mua trước đây hoặc mời chuyên gia hay luật sư.

 

Giao dịch đúng bên bán

 

Người mua hay chuyển nhượng bất động sản nhất định không nên bỏ qua bước xác định chủ thể có quyền định đoạt trong giao dịch bất động sản. Cần phải xác nhận tên người đứng ra giao dịch có phải là chủ sở hữu đủ năng lực để thực hiện giao dịch hay chỉ là bên được ủy nhiệm thực hiện giao dịch. Trong trường hợp giao dịch với người được ủy quyền, phải xác định rõ nội dung và phạm vi ủy quyền.  

 

mrm-lawyers-blog-building-contract
 

Theo luật, chỉ khi ký kết hợp đồng với người có quyền chuyển nhượng thì hợp đồng ký kết mới được công nhận về mặt pháp lý. Như vậy mới có đủ cơ sở để bảo vệ người mua nếu chẳng may vướng tranh chấp.

 

Đàm phán chi tiết về giá và thanh toán

 

real-estate-law-firm-las-vegas

Cần phải hoạch định giá và thanh toán càng chi tiết càng tốt. Nên đưa tất cả các yếu tố phụ như phí môi giới, phí luật sư, thời gian thanh toán theo tiến độ… vào điều khoản rõ ràng. Vì các chủ đầu tư thường có rất nhiều điều khoản thanh toán khác nhau, nên người mua cần xem xét và đàm phán để có được chính sách giá tốt nhất khi mua, tránh phát sinh những chi phí ngoài mong muốn.

 

Luôn có tư vấn luật trước khi ký hợp đồng mua bán

 

Người mua phải chắc chắn hiểu hết các điều khoản trước khi ký kết bất kỳ hợp đồng nào. Nếu bạn không tự tin về mặt này, có thể tìm các chuyên gia bất động sản, đặc biệt là các luật sư để tham khảo thêm. Hãy xác định những điều khoản của các hợp đồng mua bán nhà đã đúng hay chưa, có điều khoản nào mập mờ gây bất lợi cho người mua nhà hay không. Như vậy người mua mới đảm bảo hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc nếu dự án gặp vấn đề dẫn đến kiện tụng và tranh chấp.

Ý kiến của bạn